Tranh đồng
Tranh đồng Tứ Quý Bình An
Tên sản phẩm: Tranh đồng Tứ Quý Bình An
Chất liệu sản phẩm: Được làm từ đồng tấm
Kích thước tranh: 60x120 cm
Công nghệ sản xuất: Thúc nổi thủ công
Xuất xứ tranh đồng: Đại Bái Bắc Ninh
Liên hệ mua hàng tại Hà Nội để nhận ưu đãi giảm giá
0967.789.512 - 097.6969.678
Ý nghĩa tranh đồng phong thủy Phú Quý Bình An
Tranh đồng tứ quý bình an là một trong những sản phẩ tranh đồng đẹp, tranh đồng ý nghĩa của cơ sở đồ đồng Đại Việt.
Ngay ở cái tên của bức tranh cũng đã phần nào gợi mở được ý nghỉa hay và độc đáo của bức tranh này đó là quanh năm được bình bình, an an, sung túc, sum vầy.
Trong bức tranh đồng tứ quý bình an khắc họa các hình ảnh như: cây mai, chim trĩ, cây trúc, cây tùng, chim hạc, hoa mẫu đơn.
Mỗi một loài lại có một ý nghĩa đặc trưng, và khi kết hợp chúng lại với nhau thì bức tranh này lại càng trở nên ý nghĩa hơn.
Tranh đồng phong thủy luôn là dòng tranh được mọi người chú ý tới bởi nó không chỉ mang ý nghĩa phong thủy đẹp, tốt lành mà còn là một món quà biếu, quà tặng hay và độc đáo.
Tranh đồng phong thủy còn được dùng để làm đồ trang trí nội thất nhà ở nơi phòng khách, thư phòng, hay những nơi sang trọng như đại sảnh khách sạn,...
Bởi vậy, mà tranh đồng phong thủy tứ quý bình an mang nhiều ý nghĩa hay đang được săn đón trên thị trường tranh đồng phong thủy.
Sau đây Đồ đồng Đại Việt xin chia sẻ ý nghĩa phong thủy của bức tranh đồng phong thủy này
Tranh đồng phong thủy tứ quý bình an mô tả 6 hình ảnh: chim trĩ, chim hạc, cây tùng, cây mai, cây trúc, hoa mẫu đơn. Mỗi loài lại có một ý nghĩa khác nhau và dưới đây là ý nghĩa của chúng.
Cây tùng: là loài cây mọc ở những mỏm núi cao chênh vênh, chịu được nắng mưa sương gió.
Nó có một sức sống mãnh liệt dù mọc ở nơi khô cằn và khắc nhiệt như vậy nhưng cây tùng vẫn hiên ngang mọc thẳng đứng vươn mình lên bầu trời rộng lớn.
Cây tùng thuộc họ hạt trần do vậy mà khả năng phát tán và sinh sôi dễ dàng.
Do vậy, cây tùng biểu tượng cho sự cường tráng, sinh sôi nảy nở và nó được ví như người quân tử với phẩm chất kiên cường, ngay thẳng
Chim hạc: là loài chim trong họ lông vũ được phong làm "nhất phẩm điểu" hay còn gọi là "nhất phẩm đương triều". Truyền thuyết kể rằng hạc là chim tiên sống rất thọ, trong cuốn "Tướng hạc kinh" đã gọi hạc là " thọ bất khả lượng" (sống lâu không thể tính) hay "hạc thọ thiên tuế" (hạc sống nghìn năm).
Vì thế người đời sau dùng hạc để chúc phúc trường thọ. Không những vậy hạc còn là loài chim biểu tượng cho sự giản dị mà thanh cao, thoát tục, nó được ví so với người tài bởi có tiếng kêu thánh thót.
Hoa mẫu đơn: Theo phong thủy, mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng, là biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng và sắc đẹp.
Trong thế giới của các vật phẩm phong thủy, hoa mẫu đơn được gọi là vật phẩm cho phú quý, tình duyên. Hoa mẫu đơn còn được dùng làm pháp khí phong thủy trong tình yêu đôi lứa.
Treo hình hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự chung thủy, tình yêu trong sáng, nhân duyên tốt đẹp.
Chim trĩ: Chim Trĩ là loài chim có đuôi dài, có vẻ đẹp trang nhã, thường thấy phổ biến trong mỹ thuật truyền thống.
Tục truyền, Trĩ biến thành con sò hay con rắn vào tháng đầu tiên của mùa đông và dựa vào thời điểm Trĩ gáy, người ta đoán trước về lũ lụt, sấm sét và sao chổi.
Chim Trĩ là một trong 12 huy hiệu của bậc đế vương, biểu thị cho hoàng hậu. Trong xã hội, Trĩ tượng trưng cho chức quan văn.
Cũng Theo 1 một thuyết người xưa truyền lại thì Đời vua Hùng Vương nước ta, có đem cống qua nước Tàu một con chim Trĩ, màu trắng, gọi là Bạch Trĩ.
Khi Bạch Trĩ được đưa lên xứ Bắc, Bạch Trĩ luôn luôn tìm cành cây nào có ngọn về phương Nam thí nó mới chịu đậu, ý như muốn tỏ cho biết rằng nó luôn luôn nhớ về tổ quốc Việt Nam của nó.
Cây trúc: Từ xa xưa đã có nhiều bài thơ ca ngợi trúc. Trúc và cuộc sống con người có quan hệ mật thiết với nhau, vật liệu từ trúc có thể dùng trong xây dựng, làm bút, làm giấy, dụng cụ gia đình, điêu khắc hội họa.
Trong Hoa kinh cho rằng: “Chịu qua sương tuyết mà chẳng tiêu điều, suốt bốn mùa lúc nào cũng tươi xanh, không dễ dàng bị uốn cong, cả người thanh và người tục đều yêu quý”.
Bởi vậy, mà trúc được ví như người quân tử, như người bạn hiền, Tô Đông Pha có câu "Ninh khả thực vô nhục bất khả cư vô trúc - Ăn không có thịt nhưng ở không thể thiếu Trúc".
Hơn nữa ta thấy, Trúc còn đồng âm với “chúc”, có ý nghĩa tập tục là chúc phúc tốt đẹp.
Cây mai: Xưa kia, mai được coi là quốc hoa của Trung Quốc bởi vẻ đẹp kiều diễm và khí chất của nó. Hoa mai thường nở vào khoảng giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân –“độc thiên hạ nhi xuân” hay còn có cách gọi khác đó là “báo xuân hoa”.
Trong “Hoa Kính” cũng đã gọi mai là “thiên hạ ưu vật” có nghĩa là vật báu trong thiên hạ. Hoa mai được ví với người con gái đẹp, trúc được ví với người quân tử – trúc vu phu, mai vu thê hai loài cây này ghép lại với nhau được gọi là “trúc mai song hỷ” còn nam nữ xứng đôi vừa lứa được gọi là “thanh mai trúc mã”. Mai có phẩm chất ngạo sương tuyết.
Cổ nhân cho rằng, mai là loài cây vốn có tứ đức. Tứ đức đó là “Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh”, khi mới kết nụ là nguyên, khi nở hoa là hanh, khi kết quả là lợi, khi quả chín là trinh.
Chúng ta có thể thấy, hoa mai có 5 cánh, trượng trưng cho ngũ phúc: khoái lạc, hạnh phúc, trường thọ,thuận lợi, hòa bình, lại hợp âm dượng ngũ hành đó là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Trong câu chúc thọ chúng ta thường thấy có câu “mai khai ngũ phúc, trúc báo tam đa” mang hàm ý cát tường.